Là doanh nghiệp làm Kinh Doanh Nhôm Kính nên “có tâm – đức”

Chọn Nhôm Kính Kỳ Nguyên - nhà thi công uy tín, công bằng, minh bạch

PHÁP LÝ VỀ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA VÀ KỸ THUẬT AN TOÀN SẢN PHẨM & PHƯƠNG PHÁP ĐỂ KHÁCH HÀNG TỰ BẢO VỆ CHÍNH MÌNH ĐỂ MỨC ĐẦU TƯ  ĐÚNG VỚI CHẤT LƯỢNG MÀ MÌNH MONG MUỐN TRONG LĨNH VỰC NHÔM KÍNH

Mục đích bài viết này với tiêu chí bảo vệ quyền lợi tốt nhất với người tiêu dùng tẩy chay hàng giả hàng kém chất lượng, tẩy chay những công ty đơn vị manh múng chụp giật và cạnh tranh không lành mạnh gây nhũng nhiễu thị trường.

Hiện nay trên thị trường nhôm, kính ứng dụng trong lĩnh vực xây dựng rất nhộn nhịp và có phần mang tính xô bồ đến lúc không kiểm soát được vấn đề này gây rất nhiều khó khăn cho chủ đầu tư và nhà thầu cũng như khách hàng có nhu cầu sử dụng đến sản phẩm nhôm kính. Tuy pháp luật cũng đã quy định rõ là bên bán phải bảo đảm chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm của mình cho bên mua chi tiết theo pháp luật dân sự quy định như sau:

Điều 608. Bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng

Cá nhân, pháp nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không bảo đảm chất lượng hàng hóa, dịch vụ mà gây thiệt hại cho người tiêu dùng thì phải bồi thường.

Vậy Chất lượng là một khái niệm quen thuộc trong đời sống tất cả mọi người, người ta có thể đánh giá qua nhiều tiêu chí khác nhau là khả năng sử dụng hay khả năng hưởng dụng của sản phẩm. Ngày nay, chất lượng sản phẩm hàng hóa không những là thước đo quan trọng khẳng định sự tồn tại của doanh nghiệp mà còn là chuẩn mực trong các quan hệ kinh tế, thương mại và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Theo nghĩa thông thường hiện nay thì chất lượng là cái tạo nên phẩm chất, giá trị của vật. Như vậy, chất lượng chỉ sự tốt hay xấu của một sản phẩm hàng hóa.

Theo quy định tại Điều 432 của Bộ luật dân sự năm 2015 chất lượng của tài sản được quy định như sau: Chất lượng của tài sản mua bán do các bên thoả thuận. Trường hợp tiêu chuẩn về chất lượng của tài sản đã được công bố hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định thì thỏa thuận của các bên về chất lượng của tài sản không được thấp hơn chất lượng của tài sản được xác định theo tiêu chuẩn đã công bố hoặc theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Khi các bên không có thoả thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng về chất lượng tài sản mua bán thì chất lượng của tài sản mua bán được xác định theo tiêu chuẩn về chất lượng của tài sản đã được công bố, quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc theo tiêu chuẩn ngành nghề.

Trường hợp không có tiêu chuẩn về chất lượng của tài sản đã được công bố, quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và tiêu chuẩn ngành nghề thì chất lượng của tài sản mua bán được xác định theo tiêu chuẩn thông thường hoặc theo tiêu chuẩn riêng phù hợp với mục đích giao kết hợp đồng và theo quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Bên cạnh đó Theo luật Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa số 05/2007/QH12 tại Điều 10. Nghĩa vụ của người sản xuất:

1. Tuân thủ các điều kiện bảo đảm chất lượng đối với sản phẩm trước khi đưa ra thị trường theo quy định tại Điều 28 của Luật này và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm do mình sản xuất.

2. Thể hiện các thông tin về chất lượng trên nhãn hàng hóa, bao bì, trong tài liệu kèm theo hàng hóa theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa.

3. Thông tin trung thực về chất lượng sản phẩm, hàng hoá.

4. Cảnh báo về khả năng gây mất an toàn của sản phẩm và cách phòng ngừa cho người bán hàng và người tiêu dùng.

5. Thông báo yêu cầu về vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng sản phẩm, hàng hóa.

6. Cung cấp thông tin về việc bảo hành và thực hiện việc bảo hành sản phẩm, hàng hóa cho người mua, người tiêu dùng.

7. Sửa chữa, hoàn lại hoặc đổi hàng mới, nhận lại hàng có khuyết tật bị người bán hàng, người tiêu dùng trả lại.

8. Kịp thời ngừng sản xuất, thông báo cho các bên liên quan và có biện pháp khắc phục hậu quả khi phát hiện sản phẩm, hàng hóa gây mất an toàn hoặc sản phẩm, hàng hoá không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

9. Thu hồi, xử lý sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng. Trong trường hợp phải tiêu huỷ hàng hóa thì phải chịu toàn bộ chi phí cho việc tiêu huỷ hàng hoá và chịu trách nhiệm về hậu quả của việc tiêu huỷ hàng hoá theo quy định của pháp luật.

10. Bồi thường thiệt hại theo quy định tại Mục 2 Chương V của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

11. Tuân thủ các quy định, quyết định về thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

12. Trả chi phí thử nghiệm, chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy theo quy định tại Điều 31; chi phí lấy mẫu, thử nghiệm theo quy định tại Điều 41; chi phí lấy mẫu, thử nghiệm, giám định theo quy định tại Điều 58 của Luật này.

Theo Luật thương mại quy định nghĩa vụ của bên bán đối vơi bên mua cụ thể tại điều Điều 39. Hàng hoá không phù hợp với hợp đồng:

1. Trường hợp hợp đồng không có quy định cụ thể thì hàng hoá được coi là không phù hợp với hợp đồng khi hàng hoá đó thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Không phù hợp với mục đích sử dụng thông thường của các hàng hoá cùng chủng loại;

b) Không phù hợp với bất kỳ mục đích cụ thể nào mà bên mua đã cho bên bán biết hoặc bên bán phải biết vào thời điểm giao kết hợp đồng;

c) Không bảo đảm chất lượng như chất lượng của mẫu hàng hoá mà bên bán đã giao cho bên mua;

d) Không được bảo quản, đóng gói theo cách thức thông thường đối với loại hàng hoá đó hoặc không theo cách thức thích hợp để bảo quản hàng hoá trong trường hợp không có cách thức bảo quản thông thường.

2. Bên mua có quyền từ chối nhận hàng nếu hàng hoá không phù hợp với hợp đồng theo quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 40. Trách nhiệm đối với hàng hoá không phù hợp với hợp đồng

Trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác, trách nhiệm đối với hàng hóa không phù hợp với hợp đồng được quy định như sau:

1. Bên bán không chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hoá nếu vào thời điểm giao kết hợp đồng bên mua đã biết hoặc phải biết về những khiếm khuyết đó;

2. Trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, trong thời hạn khiếu nại theo quy định của Luật này, bên bán phải chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hoá đã có trước thời điểm chuyển rủi ro cho bên mua, kể cả trường hợp khiếm khuyết đó được phát hiện sau thời điểm chuyển rủi ro;

3. Bên bán phải chịu trách nhiệm về khiếm khuyết của hàng hóa phát sinh sau thời điểm chuyển rủi ro nếu khiếm khuyết đó do bên bán vi phạm hợp đồng.

Theo luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng quy định trách nhiệm của bên bán hàng, bên cung cấp hàng hóa bên sản xuất hàng hóa tại

Điều 23. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hàng hóa có khuyết tật gây ra

1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp hàng hóa có khuyết tật do mình cung cấp gây thiệt hại đến tính mạng,

sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng, kể cả khi tổ chức, cá nhân đó không biết hoặc không có lỗi trong việc phát sinh khuyết tật.

Qua những viện dẫn trên chúng ta thấy được nghĩa vụ và trách nhiệm của nhà sản xuất đối với sản phẩm của mình và đối với người tiêu dùng và của bên bán đối với bên mua.Đó là những quy định chung nhất vậy sản phẩm nhôm kính trong lĩnh vực xây dựng cũng có quy định theo tiêu chuẩn kỹ thuật theo tiêu chuẩn kiểm định an toàn cụ thể tại các bản Test của tất cả các trung tâm kiểm định nhằm theo TCVN 9366-2:2012, và những kiểm định về tiêu chuẩn thanh nhôm về sơn về kính và keo và các phụ kiện khác đính kèm.

Tuy nhiên trên thực tế khách hàng không nắm rõ hết các tiêu chuẩn kỹ thuật và dựa vào đâu để tham chiếu hàng hóa có đạt tiêu chuẩn về chất lượng cũng như kỹ thuật hay không. Để bảo vệ chính mình việc bất cập về pháp lý và quản lý trong lĩnh vực nhôm kính còn vô cùng nhiều kẻ hở ví dụ như chúng ta theo TCVN 9366-2:2012 chỉ quy định về quy trình lắp đặt tại công trình vậy có cơ quan nào kiểm định được tiêu chuẩn kỹ thuật trong quá trình sản xuất không?

Khi xảy ra tranh chấp khách người tiêu dùng biết viện dẫn vào đâu để áp dụng trong khi những quy định pháp luật khăng khít nhằng nhịt như vậy?

Đây là một thiệt thòi lớn cho người tiêu dùng và là mảnh đất màu mỡ cho những Doanh nghiệp làm ăn dối trá lừa dối khách hàng và manh múng chụp giật hoạt động một cách rầm rộ với những lời quãng bá có cánh thuận tai đánh vào tâm lý đại đa số người tiêu dùng.

Có những khách hàng hỏi Tôi rằng:

– Làm sao để phân biệt doanh nghiệp nào làm đúng theo tiêu chuẩn và doanh nghiệp nào làm không đúng?

– Có cách nào chọn được doanh nghiệp làm tốt về tiêu chuẩn chất lượng và quy trình cũng như tiêu chuẩn kỹ thuật?

– Giá lại rẽ hơn hoặc bằng giá của những đơn vị nhỏ lẽ manh múng đang báo giá không? Nhằm tiết kiệm được khoản nào tốt khoản đó?

Xin thưa với quý khách hàng ngay cả việc nhận định đánh giá về một doanh nghiệp như thế nào quý khách còn không nhận định được thì làm sao nhận định những công việc còn lại. Cũng có nhiều trường hợp khách hàng chỉ muốn giá rẽ và sự cố ý như vậy nhưng mong muốn có được chất lượng hảo hạng xin thưa:

“Miếng mồi ngon chỉ duy nhất là miếng mồi nằm trên bẫy chuột mà thôi”

Vậy làm sao để quý khách hàng:

– Chọn đúng đơn vị thi công sản xuất và cung cấp lắp đặt, chọ đúng hàng hóa cụ thể là về nhôm kính về chất lượng sản phẩm?

– Và cách nào để bảo vệ tài sản và bảo vệ chính mình bảo vệ giá trị đầu tư của mình như thế nào?

– Làm thế nào để bảo vệ mình khi rủi ro hay khuyết tất từ sản phẩm gây ra?

Dưới đây Tác giả xin thống kê một vài giải pháp để đọc giả tham khảo như sau:

1. Khách hàng nên bình tĩnh trước những lời quảng bá có cánh của tất cả những doanh nghiệp và nên tìm hiểu lắng nghe và tổng hợp bằng tư duy phản biện của mình để có nhìn nhận đúng về chân dung của doanh nghiệp

2. Khách hàng nên tìm hiểu mỗi Profile nhôm đều có hợp chuẩn hợp quy và bảng list kiểm định chất lượng thanh nhôm trong đó ghi rất rõ chi tiết thành phần để cho đùn ra thanh nhôm từ đó khách hàng sẽ hiểu được và biết được tường tận của chất lượng nhôm

3. Cơ bản Profile nhôm nào khi cung cấp ra thi trường đều có kiểm định theo TCVN 9366-2:2012 về độ kín nước só lần đóng mở chịu được sức gió …, bên cạnh đó cũng có kiểm định độ cong vênh lực bao nhiêu thì bị cong vênh tại trung tâm kiểm định 3 hoặc các trung tâm kiểm đinh khác theo luật định

4. Theo Cataloge mà nhà sản xuất thanh nhôm đưa ra cực kỳ chi tiết và minh bạch khách hàng nên xem tham khảo bởi thi công đúng kỹ thuật hay không chỉ tham chiếu vào cataloge NSX thanh nhôm mới biết được

5. Xem hãng nhôm đó sơn từ nhãn hiệu sơn gì công nghệ sơn ra làm sao có tiêu chuẩn hợp chuẩn hợp quy hay không

6. Những linh phụ kiện để lắp đặt có đồng bộ không có hợp chuẩn hợp quy đối với hàng trong nước có CO, CQ có hóa đơn VAT đối với hàng nhập khẩu.

7. Hợp đồng là thỏa thuận 2 bên và là luật để áp dụng trong quá trình thực hiện hợp đồng và quy định trách nhiệm nghĩa vụ của 2 bên và cũng là luật để áp dụng khi xảy ra tranh chấp chính vì vậy trong quá trình soạn thảo thỏa thuận hợp đồng đàm phán hợp đồng cần quy định thật chặt chẽ thật minh bạch thật rõ ràng nhất, quan trọng không kém là quy định nghĩa vụ đền bù, bối thường thiệt hại hoặc nghĩa vụ đảm bảo an toàn đảm bảo chất lượng sản phẩm và bồi thường chi tiết để buộc các bên cam kết thực hiện, quy đinh cơ quan kiểm định và chi phí kiểm định ai sẽ chịu khi kết quả kiểm định đã nêu nếu không đúng theo hợp đồng.

8. Phải là khách hàng biết lắng nghe biết tiếp nhận những thông tin chính thống bằng tư duy và trí tuệ của mình đừng theo hiêu ứng Domino.

9. Khi xảy ra tranh chấp khách hàng nên giải quyết và nhờ sự can thiệp của cơ quan nào, cách chế tài làm sao và mức độ đến đâu để buộc đối tượng vi phạm hợp đồng vi phạm pháp luật về sản phẩm để mang tính đủ răn đe buộc thực hiện đúng.

10. Nếu xảy ra thiệt hại do sản phẩm không đúng kỹ thuật kém chất lượng khách hàng nên có những chứng cứ thật đầy đủ để bảo vệ mình khi khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại cho mình và bên thứ 3.

11. Tiêu chuẩn về kính ghép kính cường lực đều có mỗi tấm kính cường lực đều có dấu của đơn vị cường lực cần xem xét kiểm tra kỹ tiêu chuẩn của đơn vị cường lực đó đến đâu phải có hợp chuẩn hợp quy cho sản phẩm đó, kính ghép thì film ghép là loại film, keo gì cam kết của đơn vị ghép phim phiếu cam kết bảo hành của đơn vị ghép phim hoặc phiếu cam kết về chất lượng và bảo hành của đơn vị thi công lắp đặt trong đó có hồ sơ đính kèm nguồn gốc xuất xứ của film của kính của đơn vị ghép film.

12. Khách hàng cũng nên tìm hiểu coomg dụng cho từng loại keo Silicol mỗi loại keo sử dụng cho mỗi tiêu chuẩn và công dụng khác nhau và quyết định đến giá thành sản phẩm và hiệu năng khi sử dụng.

13. Khởi kiện ra tòa án yêu cầu thực hiện hợp đồng và yêu cầu đền thiệt hại

14. Tố cáo đến các cơ quan tố tụng những hành vi vi phạm về tội cung cấp buôn bán hàng giả, và nếu hậu quả của việc thiệt hại nghiêm trọng yêu cầu cơ quan chức năng vào cuộc cũng như cung cấp đầy đủ chứng cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho chính mình.

15. Thực hiện quyền khiếu nại đến:

– Khiếu nại trực tiếp đến tổ chức, cá nhân SX-KD hàng hoá, dịch vụ mà mình đã mua hoặc sử dụng.

– Thông qua các Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ NTD, các Văn phòng khiếu nại của NTD ở địa phương để khiếu nại đến tổ chức, cá nhân SX-KD hoặc khiếu nại lên các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

– Khiếu nại lên các cơ quan quản lý nhà nước: Sở Thương mại/Sở Thương mại và Du lịch các tỉnh, thành phố; Cục Quản lý cạnh tranh; Các cơ quan chuyên ngành có liên quan (Cục Quản lý thị trường, Cục an toàn Vệ sinh thực phẩm, Cục Xúc tiến thương mại…).

– Ngoài ra người tiêu dùng có thể khởi kiện vụ việc ra cơ quan toà án có thẩm quyền để yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật trong trường hợp có đủ căn cứ xác đáng và tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh không giải quyết thỏa đáng quyền lợi hợp pháp của mình.

Với khao khát lớn lao trả lại sự công bằng cho những doanh nghiệp làm ăn chân chính và tạo môi trường cạnh tranh sòng phẳng minh bạch,lành mạnh cũng như cung cấp cho quý khách hàng một số thông tin bổ ích trong quá trình chọn sản phẩm nhôm kính cho nhà của mình cho dự án của mình nhằm đạt đúng đủ, hiệu quả với mức đầu tư và trong suốt thời gian sử dụng. Tác giả mong muốn nhận được sự đồng hành của quý khách hàng và chúc cho quý đọc giả luôn luôn là người tiêu dùng thông thái!